*

Ichikawa Takuji quả là một cây bút cừ khôi. Cả hai lần đọc sách của ông (với lần trước là cuốn Em sẽ đến cùng cơn mưa), dù nội dung đều có yếu tố hư cấu, nhưng ông luôn thuyết phục được mình tin vào bất kì điều gì hiện lên qua mỗi trang sách.

Đang xem: Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào review

Ngay từ đầu, Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào (そのときは彼によろしく) đưa mình đến một thế giới yên bình và trong veo. Mình rộn ràng theo những cuộc dạo chơi của 3 đứa trẻ lập dị và một con thú; ngạc nhiên trước những cái tên rất thơ của các loài thuỷ sinh: thuỷ sam, cỏ thìa, thuỷ khổ mai, diệp tài hồng… hay trầm ngâm cùng những suy nghĩ giản đơn mà đầy tính triết lí.

1. Tình yêu gì mà cứ bắt người ta phải chờ đợi hoài?

Mình đã phải rơi nước mắt vì một tình yêu chờ đợi của Satoshi và Karin. Hai người có một nụ hôn vội vào đúng ngày phải rời xa nhau, sau đó mất liên lạc và phải đến 15 năm mới gặp lại. Rồi đến khi họ phải chia xa lần nữa, họ mới được gọi nhau là người yêu trong vỏn vẹn 1 đêm. Và lại là khoảng thời gian chờ đợi không biết đến bao giờ.

Hành trình đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

*

Diễn biến tình cảm của Satoshi và Karin, màu đỏ tượng trưng cho quãng thời gian chờ đợi

Thời gian không được ở bên nhau dài đằng đẵng đến đáng sợ. Thế nhưng Satoshi đã nói anh sẽ chờ 15 năm, nếu chưa được thì anh sẽ chờ thêm 15 năm nữa. Dường như với anh việc chờ đợi không biết đến bao giờ, âu cũng chẳng là điều gì đáng sợ. Cho dù có khi anh giật mình tỉnh giấc và nhận ra sự cô độc đến tột cùng, thì anh vẫn chờ đợi, và vẫn sống.

“Đương nhiên là tớ sẽ chờ. Chỉ cần có người đang chờ thì cậu cũng sẽ có quyết tâm về sớm, phải không?”

Mình thích quan điểm của Satoshi khi xếp thứ hạng người mình yêu. Anh không coi người phụ nữ nào đến với anh là để thay thế vị trí của người trước đó, anh luôn đặt một vị trí cho mỗi người. Có lẽ vì thế, anh tự nhận chỉ có 2 người anh đã từng yêu, một người yêu nhất, và một người yêu thứ nhì. Những người sau này, dù anh cố gắng bao nhiêu nhưng nếu chỉ yêu thứ ba thì cũng không thể toàn tâm với họ được.

2. Tình bạn bền bỉ

Nhóm bạn này là sự kết hợp vô cùng kì lạ: ba đứa trẻ khác biệt cộng thêm với một chú chó cũng đặc biệt vô cùng.

Có một chi tiết mình thích trong cuộc hội thoại của ba người. Đó là khi chia sẻ về ước mơ. Nếu Yuji muốn trở thành một hoạ sĩ lừng danh và Satoshi muốn trở thành ông chủ cửa hàng cá nhiệt đới thì Karin lại có ước mơ khiêm tốn là “trở thành người bạn thân nhất của hoạ sĩ lẫy lừng và ông chủ cửa hàng cá nhiệt đới tài giỏi”.

Lời hứa năm ấy luôn được những đứa trẻ này coi như kim chỉ nam, cũng như những kỉ niệm ấu thơ đã được giữ vẹn nguyên cho đến tận khi họ trưởng thành. Đó cũng là điều mình ngưỡng mộ.

*

Cảnh 3 người bạn trong bộ phim chuyển thể cùng tên (2007), từ trái qua: Satoshi, Karin, Yuri

3. Sự chia ly

Quan điểm của tác giả Ichikawa Takuji về sự chia ly có lẽ là một trong những điểm sáng tiếp theo của cuốn sách. Nếu bạn từng chứng kiến một người thân của mình ra đi và cảm giác như vừa đánh mất một mảnh tâm hồn, thì có lẽ những lời sau sẽ chữa lành phần nào.

Xem thêm: Top Phim Hàn Hay Nhất Mọi Thời Đại, Kết Quả Là Đây, Top 18 Bộ Phim Hàn Quốc Hay Nhất Mọi Thời Đại

Trong bộ phim hoạt hình Coco (2017), có một vùng đất dành cho những người đã khuất, họ sẽ tiếp tục “sống” ở đó chừng nào vẫn còn có người nhớ đến họ. Dù với một cách truyền tải khác, nhưng bạn sẽ một lần nữa gặp lại vùng đất này trong Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào.

Nhờ việc tin rằng người mà anh yêu quý đang ở một nơi ấy mà Satoshi có được sự quyết tâm phải vượt qua sự cô độc, yếu đuối. Anh không bi luỵ mà sống tốt và mạnh mẽ. Anh chấp nhận sự ra đi của những người anh yêu, và dù họ không còn bên cạnh, anh vẫn nhớ về những điều họ nói và vị trí quan trọng của họ trong cuộc đời anh.

Chẳng ai muốn phải chia ly. Nhưng cũng chẳng có ai và chẳng điều gì có thể ở bên mình mãi. Khi ấy, mình chỉ việc cất gọn những kí ức vào một chiếc hũ thuỷ tinh, thỉnh thoảng kí ức sẽ trào lên và khiến mình nhói một chút. Nhưng không sao, chúng đã được bảo quản trong chiếc hũ kia rồi. Việc mình cần làm là tiếp tục mở mắt để ngắm nhìn mọi vật và lắng tai nghe mọi âm thanh. Thứ nên làm ở đây chính là “sống”.

4. Nỗi buồn cũng có ý nghĩa

Khi Satoshi mất đi người bố yêu quý, Yuji đã nói với anh những lời như sau:

“Cơ mà nhé, buồn cũng là một món quà được ban tặng cho con người ta mà. Có nó thì mảnh ghép của cuộc đời mới được lấp đầy…”

Có những khi vì sự ra đi nào đó mà ta tổn thương, có điều gì đó trong lòng mình đã vỡ vụn. Dù có cố gắng đến cỡ nào, chúng ta sẽ không thể tránh được những nỗi buồn. Nhưng nếu cuộc sống đã cất công mang vài nỗi buồn đến với ta, vậy chắc hẳn chúng phải có ý nghĩa nào đó.

Mười bốn tuổi, mình lần đầu tiên phải chứng kiến việc người thân ra đi, mình học được cách chấp nhận. Mười tám tuổi, việc chia tay mối tình đầu làm mình khóc lên khóc xuống, mình học cách không được vội vàng trong tình yêu. Những nỗi buồn cũng dạy mình nhiều đó chứ.

Khi bạn nghĩ về ý nghĩa của nỗi buồn, nỗi buồn ấy vẫn sẽ ở đó mà chẳng vơi bớt đi chút nào đâu. Nhưng ít nhất khi đó, bạn sẽ thấy mình đã có “những nỗi buồn thật đẹp”, và trưởng thành thêm một chút.

*

Ngay cả những nút thắt cũng đượm sự nhẹ nhàng, bình yên

5. Lời kết

Mình đã được chứng kiến hành trình cuộc đời của ba nhân vật chính – những người cho dù 30 hay 40 tuổi vẫn luôn giữ được sự trong trẻo, mộng mơ của tuổi 14.

Xem thêm: Bể Bơi Vô Cực Singapore – Top 10 Bể Bơi Vô Cực Chất Lượng Nhất Ở Singapore

Mở quyển sách ra, mình được tặng một vé tàu đến với thế giới bình yên ấy. Gấp quyển sách lại và kết thúc hành trình, mình lau khô khoé mắt rồi mỉm cười.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *