Trẻ nhỏ hay gặp các vấn đề về hô hấp do dịch nhầy trong mũi, họng gây cản trở đường thở. Do đó việc hút mũi cho trẻ là một việc cần thiết. Tuy nhiên, có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh không và cách này có hiệu quả không?
Sự ra đời của các dòng máy hút dịch mũi, họng giúp bố mẹ dễ dàng, thuận tiện chăm sóc sức khỏe của bé hơn. Tuy nhiên, với cơ thể nhạy cảm và dễ tổn thương của trẻ sơ sinh, liệu có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh được không? Lời giải đáp sẽ được chia sẻ qua bài viết sau đây.
Đang xem: Có nên dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh
Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Mẹ cần biết có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh để có cách chữa trị hiệu quả
Trẻ nhỏ hay gặp phải các vấn đề về hô hấp gây sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, xoang mũi. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường không biết cách để khạc ra đờm. Do đó, hút mũi là việc cần thiết để thông mũi,mở đường thở cho trẻ.
Mẹ nên hút mũi cho trẻ trong các trường hợp sau:
Trẻ còn nhỏ tuổi, thở khò khè, khó thở nhưng không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc nhổ đờm ra ngoài.Khi trẻ gặp các vấn đề về hô hấp gây khó thở, cản trở ăn uống như ho có đờm đặc, đờmxanh, cúm ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm…
Thật ra, có thể dùng máy hút mũi cho mọi lứa tuổi đặc biệt là ở những trẻ dưới 2 tuổi, khi trẻ không có khả năng tự hỉ mũi, tự khạc ra đờm. Khi trẻ lớn, trẻ có thể biết cách khạc đờm theo hướng dẫn của người lớn, lúc này việc hút mũi chỉ áp dụng khi trẻ mắc các bệnh lý nặng như co giật, hôn mê…
Trong bệnh viện thường sử dụng máy hút đờm trong các trường hợp bị viêm phổi hay viêm tiểu phế quản. Với áp lực ổn định của máy, lực hút mạnh hơn có thể gây nên tình trạng tổn thương xuất huyết niêm mạc, chảy máu sau và trong khi hút đờm. Do đó việc hút đờm phải được thực hiện bởi những nhân viên y tế có chuyên môn.
Đối với các trẻ không nhập viện được chăm sóc tại nhà, bác sĩ chỉ định hút mũi bằng các dụng cụ hỗ trợ như dụng cụ hình chữ V, hút mũi bằng ống bơm. Các thao tác này chỉ được phép thực hiện khi đã có hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng không nên lạm dụng việc hút mũi cho trẻ vì có thể gây tổn thương cho niêm mạc mũi họng của trẻ.
Tóm lại, lời giải đáp cho thắc mắc “Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?”của các mẹ là cần thiết nhưngchỉ được hút mũicho trẻ khi đã có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Dầu Gội Megumi Review Dầu Gội Megumi Giúp Mọc Tóc Không? Giá Bao Nhiêu?
Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ
Trẻ nhỏ cóniêm mạc mũi rất yếu và dễ tổn thương do đó khi mẹ hút mũi cho trẻ sơ sinh cần lưu ý một số điều như sau:
Trước khi tiến hành hút đờm dãi cho trẻ, mẹ rửa tay sạch bằngxà phòng hoặc dung dịch sát trùng, ngay cả dụng cụ hút cũng phải được tiệt trùng.Mẹ thực hiện các thao tác vệ sinh mũi cho bé thật nhẹ nhàng. Ống bơm có thể gây tổn thương các cấu trúc của mũi gây chảy máu, sưng nề mũi, khiếntình trạng ngạt mũi ở trẻ nghiêm trọng hơn, do đó khi sử dụng hút mũi cho trẻ bằng ống bơm mẹnên thận trọng.Mẹ không nên thực hiện việc hút đờm dãi ở mũi, miệng, họng quá 2 – 3 lần/ngày vì có thể sẽ làm mỏng và gây tổn thươngthành mũi. Nên tiến hành hút rửa mũi cho trẻ trước khi ăn và khi trẻ còn thức.Trong quá trình rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bé có thể bị hắt hơi. Đây là phản ứng bình thường của trẻ vìcác dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé. Mặt khác, phản xạ hắt hơi cũng có tác dụng đẩy nốt những dịch đờm còn chưa hút được ra ngoài. Trường hợp trẻ phản ứng mạnh, mẹ nên dừng việc hút đờm cho trẻ và thử lại trong vài tiếng sau đó.Song song đó mẹ cho bé uống đủ nước, tăng cường bú mẹ.Mẹ nên vệ sinh đúng cách, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế. Trước khi tiến hành hút đờm cho trẻ, mẹ nên thử lực hút của máy hút.Sau mỗi lần hút đờm dãi cho trẻ, mẹ cần làm sạch tất cả các bộ phận của máy móc thiết bị cũng như các dụng cụ hút đờm bằng xà phòng, nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn.Nếu rửa mũi cho bé trong 3 ngày không thấy đỡ, mẹnên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.