Các bạn đã quá quen với các loại khoai chiên như khoai tây chiên, khoai lang chiên hay bánh khoai mỡ chiên rồi đúng không? Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một món ăn vừa quen vừa lạ, đó chính là củ sắn (khoai mì) chiên giòn vừa rẻ vừa ngon, đặc biệt thích hợp ăn vào mùa đông nữa đấy. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 8 Cách làm khoai mì chiên siêu ngon, hấp dẫn 10/2022.
Đang xem: Bánh khoai mì chiên giòn
Contents
Tổng hợp 8 cách làm khoai mì chiên cập nhật 10/20226. Cách làm khoai mì chiên giòn rụm, ăn mãi không ngán7. Cách làm bánh rế bằng khoai mì giòn rụm thơm ngon đơn giảnCách chế biến Bánh rế khoai mì8. Cách làm bánh cay khoai mì thịt thơm ngon giòn rụm
Củ khoai mì là loại củ như thế nào?
Cây khoai mì có nguồn gốc từ Nam Mỹ, bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây là rễ vì mang lại nhiều lợi ích. Rễ cây khoai mì tích lũy tinh bột và phát triển lớn dần tạo thành củ.
Khoai mì được trồng ở các vùng nhiệt đới vì có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có thể nói, đây là một trong những cây trồng chịu hạn tốt nhất. Ở những nước khác nhau, củ khoai mì được gọi bằng những cái tên khác nhau. Ở Mỹ, người ta gọi củ khoai mì là yuca, manioc hoặc arrowroot Brazil.
Củ khoai mì là nguồn cung cấp calo và carbohydrate dồi dào, thường được dùng làm thực phẩm của người dân ở những quốc gia nghèo. Chúng ta có thể ăn được toàn bộ củ khoai mì bằng cách luộc/hấp chín, nấu chè, nấu xôi hoặc cũng có thể nghiền thành bột để làm bánh… Ít người biết rằng, củ khoai mì là nguyên liệu chính trong việc sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.
Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai mì
Khoai mì là một loại củ rất giàu carbohydrate. Trong 100g khoai mì luộc có chứa 112 calo. 98% lượng calo trong khoai mì đến từ carbohydrate và phần còn lại là từ một lượng nhỏ protein và chất béo. Loại củ này cũng cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng chất xơ, khoáng chất và một số loại vitamin khác.
Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong 100g khoai mì luộc:
Calo: 112Carbohydrate: 27gChất xơ: 1gVitamin B1: 20% RDIPhốt pho: 5% RDICanxi: 2% RDIVitamin B2: 2% RDI
* RDI là khẩu phần khuyến cáo hằng ngày
Tác dụng của khoai mì
Nguồn năng lượng dồi dàoHỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bónThân thiện với người có các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt, cải thiện thị lựcTăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóaKhoai mì trong Y học cổ truyền
Tổng hợp 8 cách làm khoai mì chiên cập nhật 10/2022
1. Bánh khoai mì chiên giòn rụm
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai mì (củ sắn, sắn mì): 1 – 1,2 kýGừng: 50grĐường: 120 – 150grMuối: ½ muỗng cà phêDầu ăn
1.2. Công đoạn chế biến
Chuẩn bị một thau nước lạnh, pha vào một chút muối ăn.Khoai mì cắt thành từng khúc nhỏ (bỏ khúc đầu và đuôi vì 2 phần này rất độc). Rạch một đường dọc theo thân củ. Lột bỏ lớp vỏ ngoài của khoai (lột theo chiều ngang) rồi cho vào thau nước muối ngâm để giữ màu trắng cho khoai.Ngâm trong 2 giờ hoặc để qua đêm để loại bỏ các chất độc tố có bên trong khoai.Sau khi ngâm, rửa khoai qua nước nhiều lần, đến khi nước không còn đục là được.Cho khoai vào nồi, đổ nước ngập mặt khoai. Cho muối vào luộc trong 10 – 15 phút hoặc đến khi khoai nhìn trong và mềm.Khoai chín vớt ra để nguội. Tách khoai ra làm đôi, bỏ sợi xơ ở lõi và cắt thành những thanh nhỏ vừa ăn. Không nên chia nhỏ quá khi chiên sẽ dễ bị nát.
1.3. Cách làm bánh khoai mì chiên
Cho chảo chống dính lên bếp, thêm dầu ăn vào, bật lửa lớn cho dầu mau sôi. Rồi cho lần lượt thanh khoai vào chiên.Lưu ý khi chiên nên mở lửa nhỏ, trở đều tay để khoai vàng đều các mặt. Khoai chiên xong vớt ra để ráo dầu, khi ăn sẽ đỡ ngấy hơn.Bắc một cái chảo khác lên bếp, cho đường và gừng (đã bào vỏ và băm nhuyễn) vào đun sôi. Nước đường sệt lại thì cho khoai mì chiên vào ngào. Đến khi nước đường cô cạn chuyển thành lớp bột áo bên ngoài khoai là đã hoàn thành.
Bánh khoai mì chiên ngoài giòn, trong mềm, ăn là ghiền
2. Bánh khoai mì chiên cay
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai mì: 500grỚt bột: 15grỚt bột Hàn Quốc: 5grBột mì: 15grBột nghệ: 10grĐường: 5grGia vị: muối, hạt nêm, hành láDầu ăn
2.2. Công đoạn chế biến
Khoai mì gọt sạch vỏ, bào thành từng lát mỏng. Cho vào nước muối loãng ngâm qua đêm hoặc để ít nhất 2 tiếng.Khoai sau khi ngâm, rửa sạch với nước nhiều lần, rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho khoai xay vào rây hay vải mùng, vắt cho thật ráo nước.Cho ớt bột, ớt bột Hàn Quốc, bột mì, bột nghệ, đường, ít muối, hạt nêm và hành lá đã cắt nhỏ vào phần khoai vừa vắt được. Dùng tay bóp, trộn đều.Nặn hỗn hợp vừa trộn được thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Lưu ý nắm chặt tay để khi chiên không bị rã. Khoai mì chiên cay thường được nặn hình dáng thuôn dài như bánh khoai mỡ.
2.3. Cách làm bánh khoai mì chiên cay
Trong lúc nặn bánh, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng thì thả lần lượt từng bánh khoai vào (vừa nặn bánh, vừa chiên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian).
Chiên bánh với lửa nhỏ mặt bánh sẽ được vàng đều bên ngoài, bên trong ẩm mịn
Chiên bánh với lửa nhỏ đến khi vàng đều thì vớt ra để ráo hoặc cho vào giấy thấm dầu.Bánh nên ăn khi còn nóng, ăn kèm cùng sốt mayonnaise, tương ớt rất cuốn.
Thành phẩm bánh khoai mì chiên cay
3. Bánh khoai mì chiên nước mắm
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai mì: 500grNước mắm: 3 muỗng canhĐường cát: 3 muỗng canhTỏi, ớtDầu ăn
3.2. Công đoạn chế biến
Khoai mì sau khi sơ chế, cắt khúc 5 – 7 cm và đem đi luộc chín, để nguội.Đợi nguội thì tách từng khúc khoai theo chiều dọc thành 6 thanh nhỏ vừa ăn (không nên tách nhỏ quá khi chiên sẽ bị rụng rời ra).
3.3. Cách làm bánh khoai mì chiên nước mắm
Bắc một cái chảo chống dính lên bếp, chảo nóng thì cho dầu ăn đến nửa thành chảo.Khi dầu nóng thì cho khoai vào chiên đến khi vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu. Lưu ý, trở mặt khoai nhẹ tay.Cho một chảo khác lên bếp, cho ít dầu vào phi thơm tỏi. Cho thêm nước mắm, đường, ớt vào (tùy theo khẩu vị mà tăng giảm cho vừa ăn).Đun hỗn hợp đến khi hơi sệt thì cho khoai mì chiên vào đảo đều. Lưu ý, nhẹ tay để tránh khoai mì nát.Tiếp tục đảo đều cho đến khi hỗn hợp hơi cô lại, áo đều mặt khoai là hoàn thành.
4. Bánh khoai mì chiên chuối
4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai mì: 500grChuối xiêm: 7 quảBột năng: 40grBột gạo: 10grBột custard: 5grNước: 40mlMuối: 1 ít
4.2. Công đoạn chế biến
Khoai mì sau khi sơ chế đem đi xay nhuyễn, cho vào vải mùng, vắt khô nước.Phần nước vắt được, để yên trong 30 phút. Bỏ phần nước ở trên mặt, lấy phần tinh bột lắng bên dưới.Trộn đều phần khoai mì với tinh bột mì, đường, muối, bột năng, bột gạo, bột custard cùng 40ml nước (nếu bột bánh rời, khô có thể cho thêm nước) cho thật đều. Sau đó để nghỉ 10 phút.Lấy 1 ít khoai mì lên miếng nilon hoặc màng bọc thực phẩm. Dùng tay hay cây lăn bột dàn đều ra.Lột chuối cho vào giữa phần vỏ vừa cán, cuộn tròn lại và túm chặt 2 đầu. Lưu ý, phải bọc thật kín chuối, không được để hở, nếu không khi chiên sẽ bị cháy hoặc nổ bánh.
4.3. Cách làm bánh khoai mì chiên chuối
Bắc chảo dầu lên bếp đun đến khi dầu sôi. Thả nhẹ nhàng từng bánh khoai vào, chiên lửa lớn. Trở đều tay cho bánh vàng đều.
Chiên lửa lớn và trở đều tay bánh vàng đều mặt ăn sẽ ngon hơn
Chiên xong, để lên giấy thấm dầu hoặc rây để ráo dầu, khi ăn sẽ không bị ngán. Để bánh nguội bớt hãy ăn để tránh bị bỏng vì chuối chiên bên trong rất nóng.
5. Bánh khoai mì chiên nhân tôm thịt
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Khoai mì: 500grBột nếp: 50 – 100grTôm băm: 100grThịt nạc dăm xay: 200grCủ hành tím: 10 củ nhỏGia vị: tiêu, nước mắm, đườngHành lá, tỏi băm
5.2. Công đoạn chế biến
Khoai mì sau khi sơ chế đem đi xay nhuyễn và vắt nước, trộn chung với phần tinh bột mì (thu được ở nước khoai xay).Cho từ từ bột nếp vào (lượng bột nếp tùy thuộc vào độ dẻo mịn của khoai), nhào đến khi hỗn hợp dẻo mịn là được.
Khoai mì sau khi xay giữ lại nước để chắt lấy phần tinh bột mì
Chia đều hỗn hợp bột trên thành từng viên tròn vừa ăn rồi cán mỏng. Dùng khăn hơi ẩm phủ lên để không bị khô.Hành, tỏi băm nhuyễn, hành lá cắt nhỏ trộn cùng tôm băm, thịt nạc dăm. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, trộn đều và để nghỉ 15 phút.Chia hỗn hợp thịt vừa trộn thành từng viên nhỏ.Cho nhân tôm thịt vào giữa phần vỏ khoai mì đã được cán mỏng và vo tròn lại. Phải bọc nhân thật kín, không để hở, nếu hở khi chiên sẽ bị cháy nhân.
Bọc nhân thật kín để khi chiên không bị bể, cháy nhân bên trong
5.3. Cách làm bánh khoai mì chiên nhân tôm thịt
Bắc chảo sâu lòng lên bếp, chảo nóng thì cho dầu ăn đến nửa thành chảoKhi dầu sôi, cho nhẹ nhàng từng viên bánh vào. Chiên lửa nhỏ đến khi vàng đều các mặt thì vớt ra để ráo dầu.Bánh khoai mì chiên nhân tôm thịt nên ăn khi còn nóng, ăn kèm với dưa leo, tương ớt hay nước mắm chua ngọt sẽ thơm ngon hơn.
6. Cách làm khoai mì chiên giòn rụm, ăn mãi không ngán
Nguyên liệuKhoai mì (sắn): 1kgĐường: 120-150grGừng: 1 nhánhMuối: 1 muỗng canhDầu ănCách làm khoai mì chiên giòn
Bước 1: Sơ chế khoai mì
Bạn chuẩn bị sẵn một thau nước muối pha loãng với lượng muối khoảng 1 muỗng canh muối bọt, khuấy đều và để muối tan ra.
Khoai mì tươi bạn cắt khúc sau đó rạch một đường dọc trên thân củ khoai và bắt đầu lột vỏ khoai từ đường rạch đó. Tiếp đến cho khoai vào ngâm trong nước muối loãng trong 2 giờ hoặc qua đêm để khoai không đắng và chắc thịt hơn.
Lưu ý: Lột khoai đến đâu thì cho vào thau nước muối đến đó nhé. Làm như vậy khoai sẽ không bị thâm và sạch hơn.
Sau khi ngâm, bạn tiếp tục rửa sắn qua nước sạch nhiều lần (khoảng 2 lần) cho đến khi nước rửa không còn đục là khoai đã sạch. Sau đó bạn để ráo sắn trước khi luộc nhé.
Bước 2: Luộc và cắt khúc khoai mì
Cho khoai mì vào trong nồi và đổ nước vào ngập sắn, cho thêm một xíu muối (khoảng 1 muỗng cà phê muối) để sắn chắc và có vị đậm đà hơn rồi luộc khoai. Khi khoai chín, bạn vớt khoai ra rổ và để ráo.
Khi khoai đã nguội bớt, bạn dùng tay tách khoai ra và tách bỏ sợi chỉ lỗi ở giữa đi nhé. Dùng dao cắt khoai thành những thanh vừa ăn.
Bước 3: Chiên và ngào khoai mì
Trước khi chiên và ngào khoai bạn cần chuẩn bị gừng băm. Bạn cạo sạch vỏ nhánh gừng tươi và băm nhánh gừng nhuyễn vừa phải để cho vào hỗn hợp đường áo ngoài khoai chiên.
Để chiên khoai, bạn đặt chảo lên bếp, chờ chảo nóng rồi cho dầu ăn vào. Bạn cho lần lượt từng thanh củ sắn vào chảo và trở đều tay đến khi miếng khoai chín vàng giòn, đều thì vớt ra. Cứ tiếp tục chiên đến hết số khoai còn lại và để vào một cái rây để ráo dầu.
Lưu ý: Vì sắn đã được luộc chín rồi nên bạn cứ chiên ở lửa to cho đến khi sắn chín vàng là được.
Bạn dùng một cái chảo khác để ngào củ sắn. Bạn cho đường vào chảo 120-150gr đường, 100ml nước và phần gừng đã băm vào cùng. Đun hỗn hợp khoảng 5 phút để nước đường cạn sệt thì cho củ sắn đã chiên vào. Bạn đảo đều tay cho đến khi thấy lớp đường áo bên ngoài không còn nước và khô thành màu trắng là có thể tắt bếp rồi.
Lưu ý: Nếu bạn không thích gừng thì có thể không cho vào nhé.
Thành phẩm
Những miếng khoai mì vàng giòn với lớp đường áo bên ngoài rất mỏng làm món ngon thêm đậm vị mà không hề ngọt gắt hay dễ ngán. Khi cắn vào bạn từng miếng sắn bùi như tan ngay trong miệng lại thêm vị cay cay của gừng nữa. Thú vị quá đúng không nào?
Thay vì mua khoai mì về và luộc hay hấp sắn như thông thường, bạn hãy biến tấu chúng thành món khoai mì chiên giòn sần sật, vừa rẻ lại vừa ngon này thôi nào. Nếu nhà bạn có các bạn nhỏ, chắc chắn dĩa khoai sẽ hết sạch trong ít phút cho mà xem.
7. Cách làm bánh rế bằng khoai mì giòn rụm thơm ngon đơn giản
Nguyên liệu làm Bánh rế khoai mì cho 4 ngườiKhoai mì 500 grBột mì 100 grĐường vàng 100 grNước 100 mlNước cốt chanh 1 muỗng cà phêDầu ăn 100 mlCách chọn mua nguyên liệu
Cách chọn khoai mì ngon:
Phải chọn củ khoai mì (củ sắn) tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.Bạn nào cẩn thận thì nên dùng móng tay cạo cạo thử lớp vỏ mỏng phía bên ngoài để kiểm tra màu của lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.Củ khoai mì (củ sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ mì.Tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh khoai mì hấp nhé!
Cách chế biến Bánh rế khoai mì
Sơ chế khoai mì
Đầu tiên, bạn dùng dao khía một đường dài trên thân củ khoai mì rồi dùng tay bóc lớp vỏ của củ sắn đi. Sau đó cắt bỏ phần đầu và đuôi củ khoai mì, bởi phần này chứa nhiều độc tố trong củ khoai mì nhất.
Tiếp đến, bạn ngâm khoai mì vào nước qua đêm để loại bỏ hết các độc tố trong củ khoai mì rồi rửa sạch lại với nước sạch vài lần.
Sau khi ngâm bạn mang khoai mì ra sắt thành sợi mỏng.
Mẹo: Khoai mì chắt và vắt kiệt nước thì chiên sẽ giòn hơn.
Tẩm bột và chiên sơ bánh
Sau khi bào khoai mì thành sợi, ta bắt đầu cho 100g bột mì vào áo đều lên.
Cho một ít dầu vừa đủ vào chảo. Đợi dầu nóng cho một ít khoai mì vào chiên sơ để định hình thành bánh tròn.
Mẹo: Sử dụng dầu dừa để chiên bánh sẽ thơm hơn.
Chiên ngập dầu
Dùng một chảo trũng cho nhiều dầu vào, đợi dầu nóng cho bánh vào chiên ngập dầu, chiên đến khi vàng đều 2 mặt.
Mẹo: để bánh không bị hút dầu nhiều, sau khi chiên xong nên vớt thực phẩm ra ngay và xếp lên giấy thấm dầu hoặc đặt vào cái rổ hứng dầu. Trước khi chiên, nên rắc vào chảo dầu nóng một ít muối, dầu sẽ không bắn tung tóe khi bạn cho thực phẩm vào chiên.
Áo đường
Cho 100g đường + 100ml nước vào chảo nấu với lửa cho cho nước đường keo lại. Sau khi nước đường bắt đầu keo lại, cho một muỗng nước cốt chanh vào đường cho thơm và làm vị ngọt thanh hơn khuấy lên và bắt đầu áo bánh.
Mẹo:
Muốn biết nước đường đã đủ keo hay chưa có thể thử bằng cách nhỏ giọt đường vào chén nước lạnh khi nào đường đông lại và không bị loãng ra là được.Tùy vào sở thích của mỗi người, nếu ai ăn ngọt có thể áo nước đường kỹ lên bánh, nếu không ăn ngọt nhiều thì chỉ cần áo sơ qua một lớp đường mỏng.
Thành phẩm
Thành phẩm là những chiếc bánh rế có màu vàng đều, nước đường áo bên ngoài ánh bóng rất đẹp mắt. Bánh rế ăn giòn rụm đã tai, vị của chiếc bánh ngọt thanh hơi chua nhẹ rất ngon miệng. Chỉ với nguyên liệu rất đơn giản từ khoai mì bạn có thể tạo ra những chiếc bánh rế ăn chơi vui miệng như vậy rồi!
Cách bảo quản bánh:
Bánh rế sau khi chiên xong để cho ráo dầu và phải nguội hoàn toàn sau đó cho vào hộp đựng thực phẩm hay đóng gói vào túi kín. Bánh rế tự làm có hạn sử dụng trong vòng 1 tuần. Nếu để lâu các bạn có thể bảo quản tủ lạnh, tuy nhiên như vậy bánh ăn sẽ khô cứng, bánh không còn ngon nữa.
8. Cách làm bánh cay khoai mì thịt thơm ngon giòn rụm
Nguyên liệu làm Bánh cay khoai mì thịt cho 4 ngườiKhoai mì 1 kgThịt băm 50 grỚt xay 2 muỗng cà phêHành lá 3 cái (cọng)Hạt nêm 1 muỗng cà phêNước mắm 1/2 muỗng cà phêỚt bột 1 muỗng cà phêMuối 1 ítCách chọn mua và sơ chế khoai mì – sắnNên chọn loại sắn đồi, bởi vì loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm.Ưu tiên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.Ngoài ra, không nên để khoai mì quá lâu vì sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa.Khoai mì có độc tố do đó tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh nhé!
Cách chế biến Bánh cay khoai mì thịt
Mài khoai mì
Khoai mì lột vỏ, rửa sạch rồi ngâm nước muối 2 – 3 tiếng hoặc qua đêm để loại bỏ hết độc tố.
Sau đó, bạn dùng bàn mài để mài nhuyễn khoai mì vào tô. Cho thêm vào tô 1 ít muối rồi dùng tay trộn đều.
Tiếp theo, dùng tay bóp chặt khoai mì cho ra hết nước và cho xác khoai mì vào tô.
Mách nhỏ:
Đối với phần nước vắt từ khoai mì, bạn có thể bỏ hoặc sử dụng.Để yên phần nước này khoảng 30 phút cho tinh bột lắng xuống đáy, sau đó bạn chắt bỏ phần nước ở trên rồi lấy phần tinh bột ở bên dưới trộn cùng xác khoai mì.
Trộn hỗn hợp gia vị cho khoai mì
Cho vào tô khoai mì 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê ớt bột, 2 muỗng cà phê ớt xay, hành lá cắt nhỏ, 50gr thịt xay.
Sau đó, bạn dùng tay trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện.
Tạo hình bánh khoai mì cay
Chia bánh ra thành nhiều phần, sau đó cho lên 1 chiếc muỗng nhỏ rồi nắn sao cho vừa với kích thước của muỗng.
Chiên bánh
Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi bạn cho bánh vào chiên trên lửa vừa đến khi chín vàng đều.
Mẹo chiên bánh giòn lâu: Khi chiên bánh xong, bạn cho bánh ra dĩa có lót giấy thấm dầu. Cách này sẽ giúp bánh loại bỏ được lượng dầu dư và giòn lâu hơn.
Thành phẩm
Bánh cay khi cắn vào giòn rụm, bên trong thì mềm dai bùi béo, cay cay vô cùng thơm ngon.
Xem thêm: Top Những Hình Xăm Chữ Ý Nghĩa Cho Nam ❤️ 1001 Kiểu Tattoo Chữ Đẹp
Mẹo bảo quản và lọc dầu ăn thừa sử dụng không hếtChuẩn bị một rây lọc, một tô thủy tinh cùng vật dụng để đựng dầu ăn thừa. Dầu ăn cần phải đựng trong vật dụng bằng nhựa hoặc thủy tinh. Tuyệt đối không đổ ngược lại chai dầu ăn đang sử dụng.Để dầu ăn thật nguội. Đặt rây lọc trên tô thủy tinh rồi đổ dầu ăn vào, bạn có thể lót thêm miếng giấy thấm dầu.Nếu kỹ tính bạn có thể thực hiện lại nhiều lần. Sau đó rót dầu vào lọ, đậy nắp kỹ càng rồi đặt ở nơi thoáng mát, khi cần lấy ra và sử dụng.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm khoai mì chiên
Cách làm khoai mì chiên