Văn Khấn Rước Ông Bà Ngày 30 Tết ❤️ Bài Khấn, Cách Cúng ✔️ Nội Dung Bài Văn Cúng Mời Ông Bà Về Ăn Tết Ngày Cuối Năm Cùng Gia Đình.

Đang xem: Bài cúng rước ông bà

Văn Khấn Cúng Rước Ông Bà Là Gì

Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta hay mời ông bà về chung vui với mình. Đó là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết.

Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. Ngoài ra, nó còn là một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.

Chính vì lẽ đó mà từ nhà giàu sang cho đến gia đình nghèo khó đều đặt bàn thờ gia tiên ở nơi trang trọng nhất, ngay chính giữa nhà, như là sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.

Xem thêm: Review Phim Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây Review Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây/Never Gone (2016)

Phong tục thờ cúng và rước ông bà về ăn Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống. mang tính nhân văn sâu sắc. Từ bao đời nay, nét đẹp ấy đã ghi đậm dấu ấn trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, nó làm cho mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình, dòng họ, láng giềng trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn, con cháu hiểu được công ơn to lớn, hiểu được đạo nghĩa mà tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã góp công gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

*

Văn khấn rước ông bà

Cách Cúng Rước Ông Bà

Gia chủ có thể mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết bằng hai cách cúng được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, hai cách cúng này cụ thể như sau:

• Cách thứ nhất: Con cháu chỉ cần làm mâm cỗ mặn và dâng cúng lên gia tiên vào trưa ngày 30 Tết. Khi khấn vái, gia chủ sẽ mời đích danh cũng như đúng tên tuổi của các cụ về để dự hưởng hoa hoa quả và đón Tết tại gia.

• Cách thứ hai: Vào chiều ngày 30 Tết, gia chủ và những người thân trong gia đình sẽ ra mộ tổ tiên, tiến hành dọn dẹp, sửa sang đồng thời thắp hương và đọc bài văn khấn vái để rước ông bà, gia tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.

Xem thêm:

Sau khi đã hoàn thành nghi lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn tết tại gia, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để ăn bữa cơm tất niên đầm ấm, vui vẻ. Theo đó, trong tất cả những ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vì vậy, gia chủ phải chú ý luôn giữ cho hương không bị tắt, nến phải được thắp từ chiều ngày 30 Tết. Bên cạnh đó, gia chủ nên nhớ chỉ dùng hương vòng hoặc hương sào để giữ không khí ấm cúng, vui vẻ cho gia đình trong ngày Tết.

Có thể bạn quan tâm đến các

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *